Lịch nước rút để đi bộ ra Hòn Bà Vũng Tàu – 09/2023

 Lịch nước rút để đi bộ ra Hòn Bà Vũng Tàu – 09/2023

Hòn Bà Vũng Tàu

Hòn Bà Vũng Tàu

Bài viết được cập nhật liên tục thông tin lịch rút nước để du khách và người dân địa phương có thể đi bộ ra hòn bà. Tin tức Vũng Tàu hy vọng những thông tin này thực sự hữu ích với bạn.

 

Cập Nhật LỊCH NƯỚC RÚT HÒN BÀ mới nhất

CON ĐƯỜNG RẺ ĐÔI BIỂN, ĐỘC ĐÁO Ở VŨNG TÀU

Đó chính là con đường đến miếu Hòn Bà, không chỉ là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu với con đường “đi bộ ra đảo” mà còn là điểm đến hành hương quen thuộc của người dân và nhiều du khách thập phương ghé thăm Miếu Hòn Bà. Thế nhưng, không phải đi thời điểm nào bạn cũng được trải nghiệm cảm giác đi bộ ra đảo độc đáo này.

Vào những ngày nước dâng, du khách bắt buộc phải đi ghe, đi thuyền ra thăm miếu, nhưng thường vào hai ngày 14 và 15 âm lịch hàng tháng, thủy triều rút sâu vào buổi chiều, tầm 17h bờ biển như “tách lối” hiện lên một con đường đá gập ghềnh, cạn nước…bạn có thể dễ dàng đi bộ ra đảo, thăm miếu Hòn Bà.

Để đến miếu Hòn Bà có hai đường, chạy hết cung đường Bãi Sau hoặc nếu chạy từ Bãi Trước thì theo đường Hạ Long vòng quanh núi Nhỏ, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong nhìn ra phía biển, bạn sẽ thấy một hòn đảo nhỏ nằm chơi vơi giữa biển cả mênh mông, trên đó chính là miếu Hòn Bà.

Từ đây, bạn có thể gửi xe ở bãi Thùy Vân đi bộ xuống bãi tắm hướng về chân dốc Nghinh Phong và men theo lối đá để đến miếu Hòn Bà. Đặc biệt, vài ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.

Quảng cáo

đường ra hòn bà

Lịch sử về Miếu Hòn Bà Vũng Tàu

Tương truyền, năm 1781, một hương chức thôn hội làng Thắng Tam đã dựng nên miếu Bà trên Hòn Bà để thờ cúng bà Thủy Long thần nữ với mong muốn bà phù hộ cho những người làm nghề đánh cá trên biển.

Năm 1939 một sỹ quan người Pháp tên Archi-nard cho bắn bể miếu nhưng chỉ có một phát trúng vào góc miếu. Viên sĩ quan này đã bỏ mạng tại đây do một lần bất cẩn khi dùng súng. Vì vậy người Pháp đặt tên cho hòn đảo là Archi-nard, nhưng người dân Vũng Tàu vẫn quen gọi tên là miếu Hòn Bà.

Sau này một người ở Trà Vinh tên là Thanh Phong đến Vũng Tàu lập nghiệp đã đứng ra quyên góp tiền của để sửa chữa ngôi miếu vào năm 1971.

Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa miếu Hòn Bà mới có hình dạng như hiện nay với chiều cao nổi trên mặt đất là 4m; bên trong là điện thờ các vị thần linh; bên dưới có một tầng hầm dài 6m, rộng 3m. Đây từng là nơi hội họp bí mật của đồng bào chiến sĩ yêu nước thời kỳ kháng chiến.

Hiện nay, mọi hoạt động liên quan đến việc cúng tế tại miếu Hòn Bà đều do Ban quản lý di tích đình thần Thắng Tam điều hành. Vì vậy, miếu Bà thực chất là một thành phần gắn liền với đình thần Thắng Tam.

Mỗi năm miếu Hòn Bà tổ chức cúng 4 lễ, dựa theo con nước, gồm: tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 (âm lịch).

Riêng trong tháng Giêng – tháng hành hương lễ chùa đầu năm – người dân địa phương và du khách thập phương đến viếng miếu đông hơn hẳn.

Tổng hợp: Tin tức Vũng Tàu

Tin tức Vũng Tàu

https://tintucvungtau.com

0 Reviews

Write a Review

Tin bài liên quan