Hòn Bà Vũng Tàu – Địa điểm tham quan tâm tinh cực kỳ linh thiêng

 Hòn Bà Vũng Tàu – Địa điểm tham quan tâm tinh cực kỳ linh thiêng

Đảo Hòn Bà Vũng Tàu được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách thập phương đến chiêm bái. Không những khoác lên mình khoác lên mình vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất trời, Đảo Hòn Bà còn nổi tiếng bởi “con đường đá độc đáo ẩn sâu dưới đáy biển dẫn ra đảo”

Nào hãy cùng Tin tức Vũng Tàu khám phá xem hòn đảo nhỏ này có điều gì thú vị và thu hút rất đông khách du lịch đến thế

 

banner shopee affiliate

Đảo Hòn Bà Vũng Tàu có điều gì thú vị

Đảo hòn Bà Vũng Tàu là hòn đảo nhỏ đối diện núi Tao Phùng và mũi Nghinh Phong tại Bãi Sau, có Thuỷ Long Thần Nữ ngự trên đảo và nằm cách đất liền không quá xa. Lại có con đường bí mật chỉ hiện ra lúc thủy triều xuống, nên không phải ai cũng có duyên lắm mới ra được hòn Bà

Với diện tích khoảng 5.000m2, nơi đây là một hòn đảo nổi giữa biển, gần với đất liền và thực sự hấp dẫn với những ai yêu thích mạo hiểm, chinh phục. Nơi đây chính là địa điểm du lịch tâm linh ở Vũng Tàu. Bởi trên hòn đảo nhỏ này có một ngôi miếu nhỏ, được gọi tên là miếu Bà, còn có tên khác là hòn Ba Viên Đạn hay hòn Archinard. Hòn Bà tọa lạc tại Bãi sau, cách mũi Nghinh Phong và chân Núi nhỏ chỉ khoảng 200m, TP. Vũng Tàu. Đứng trên đỉnh núi Nhỏ ở khu vực trước khi lên tượng Đức Chúa Giang Tay nhìn ra biển là thấy ngay một hòn đảo nhỏ cách bờ không xa. Còn đứng trên vai tượng Chúa, bạn có thể nhìn bao quát cả Hòn Bà Vũng Tàu. Thông thường đi bộ ra đảo Hòn Bà sẽ mất từ 15 đến 20 phút.

Trên đảo bao phủ màu xanh của một số cây dừa, cau, dương và sứ…

Quảng cáo

Hàng năm nơi đây tổ chức 4 lần lễ hội vào rằm tháng Giêng, tháng 4, tháng 7, tháng 10 (âm lịch). Từ lúc 5 giờ đến 9 giờ sáng là buổi nước ròng, khi thủy triều rút cạn, hàng ngàn người dân địa phương hành hương ra đảo dự lễ hội.

Xem ngay:

Cập Nhật LỊCH NƯỚC RÚT HÒN BÀ mới nhất

Bạn có thể dễ dàng tìm ra vị trí Đảo Hòn Bà trên Google Map, hoặc hỏi người dân địa phương, gửi xe ở giữa dốc Thùy Vân hoặc ngay chân dốc và đi bộ ra sát biển.

Bạn sẽ mất khoảng 10 phút đến 15 phút đi trên con đường dưới biển là tới được Hòn Bà. Xem thêm bài: Thuê Xe máy Vũng Tàu uy tín giá tốt

2.1 Sự tích về Miếu Hòn Bà Vũng Tàu

Cái tên Miếu Bà, hay còn gọi là Hòn Bà xuất phát vào cuối thế kỉ XVIII từ việc tạo lập ngôi miếu nhỏ thờ Thủy Long thần nữa để giữ vai trò điều hòa khí hậu sao cho mưa thuận gió hòa để ngư dân yên tâm ra khơi đánh bắt. Bà ở đây ý chỉ vị Thủy Long thần nữ.

Người dân làng Thắng Tam đã nhiều lần đóng góp tiền để sửa chữa trùng tu nơi này để trở thành nơi thờ phụng khang trang như hiện nay.

Miếu Hòn Bà Vũng Tàu
View Hòn Bà từ trên cao nhìn xuống

Miếu Bà được dân làng thờ cúng qua nhiều năm tháng. Năm 1939, Archinard – một sĩ quan người Pháp đã ra lệnh nã 3 phát đại pháo vào miếu nhưng chỉ trúng một phát vào góc miếu, khiến miếu bị hư hại một phần.

Vài ngày sau người dân lại hay tin tên sĩ quan này mất mạng tại miếu bởi vì bất cẩn trong lúc sử dụng súng. Chính điều này khiến thực dân Pháp tin rằng miếu Bà hiển linh và không phá hoại miếu.

2.2 Kiến trúc của ngôi Miếu

Kiến trúc Miếu Hòn Bà Vũng Tàu được chia làm hai phần chính là cổng miếu và tòa chánh điện. Cổng là hai trụ làm bằng bê tông cốt sắt, phía trên có khắc dòng chữ “Lưỡng Long Chầu Nhật” cách điệu.

Men theo con đường bậc tam cấp từ cổng lên tới cổng rồi tới tòa chánh điện rồi lại vòng lại cổng.

Miếu Hòn Bà Vũng Tàu

Toà chánh điện có hướng nhìn là hướng Đông Nam được xây dựng theo lối kiến trúc tứ trụ, gồm hai tầng tám mái (tượng trưng), lợp ngói, sơn màu đỏ, trên các bờ nóc và bờ diềm mái đều trang trí hình chim phượng cách điệu. Tầng trên là khối kiến trúc hình vuông theo tỷ lệ nhỏ hơn tầng dưới nhằm mục đích chống lại cái nắng gay gắt của thành phố biển và vừa để trang trí cho miếu thêm phần thiêng liêng. Tòa chánh điện thờ chính là Thủy Long thần nữ chuyên quản lý các miền biển, sông nước, còn có tên gọi là Mẫu Thoải. Là vị thần có mặt ở khắp mọi nơi để giúp đỡ mọi người mỗi khi đi qua các vùng sông nước.

Bên trong miếu thờ tại trung tâm, bài trí bàn thờ đặt bài vị và năm pho tượng Ngũ Hành Nương Nương. Theo quan niệm của hệ thống triết học Phương Đông cổ đại, đây là năm vị nữ thánh tượng trưng cho 5 yếu tố vật chất cơ bản là (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) để hình thành vũ trụ. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Ngũ Đức Thánh Phi mang giá trị tưởng niệm, tri ân và nhân văn, nơi đây có thể gọi là ngôi đền về vũ trụ.

Trong tương lai, Miếu Hòn Bà Vũng Tàu dự kiến sẽ xây dựng một cây cầu mỹ thuật để nối liền từ chân núi Nhỏ ra tận phía đảo và trùng tu, chỉnh trang miếu Hòn Bà. Nơi đây sẽ trở thành điểm tham quan du lịch thưởng ngoạn kết hợp tâm linh của thành phố biển Vũng Tàu.

Cách ra Đảo Hòn Bà Vũng Tàu

Để đến tham quan Đảo Hòn Bà Vũng Tàu, có hai cách để di chuyển. Một là dùng thuyền hoặc ghe khi nước lên và hai là có thể đi bộ khi thủy triều xuống (nước ròng). T

hông thường mọi người sẽ lựa chọn cách thứ 2 bằng cách canh lịch ngày giờ rút nước của thuỷ triều. Lúc này thì con đường đá sẽ lộ ra trong khoảng thời gian nhất định.

Miếu Hòn Bà Vũng Tàu

Con đường bằng đá dẫn ra đảo Hòn Bà Vũng Tàu rất gồ ghề, khó đi, có nhiều mảnh vỏ hàu sắc nhọn nên các bạn cần phải di chuyển thật cẩn thận để không bị vỏ hàu làm rách chân.

Lúc di chuyển ra Hòn Bà các bạn cần chú ý hết sức cẩn thận, tránh xô lấn dẫn đến té ngã. Nên chờ nước rút hẳn và con đường đá lộ ra hoàn toàn rồi hãy đi ra đảo để an toàn.

Bạn sẽ mất khoảng 10 phút đến 15 phút đi trên con đường dưới biển là tới được Hòn Bà Vũng Tàu.

đường ra hòn bà


Con đường độc đáo dẫn ra đảo vào ngày nước rút

Đảo Hòn Bà Vũng Tàu thờ phụng vị nào?

Trên đảo có ngôi miếu nhỏ gọi là Miếu Bà. Miếu Bà, do một tín hữu miền Trung tên là Hồ Quang Minh xây dựng năm vào năm 1881.

Năm 1939 ,một sĩ quan người Pháp tên Archinard định bắn bể miếu. Với 3 phát đạn nhưng chỉ có một phát trúng vào góc miếu, không gây hư hại lớn. Không lâu sau đó, viên sĩ quan này đã bỏ mạng tại đây, do một lần bất cẩn khi dùng súng. Vì vậy, thực dân Pháp đặt tên cho hòn đảo là Archinard (theo tên của viên sĩ quan), nhưng dân chúng vẫn gọi là đảo Hòn Bà.

Năm 1971, một người ở Trà Vinh tên là Thanh Phong đến Vũng Tàu lập nghiệp, đã vận động bà con đóng góp tu sửa miếu. Ngôi miếu hiện nay, có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, trong là điện thờ các vị thần linh.

Bên dưới, có một tầng hầm dài 6m rộng 3m; trước kia từng là nơi hội họp bí mật của đồng bào yêu nước.

Miếu Hòn Bà Vũng Tàu

Ra tới đảo thì các bạn cứ hành hương theo sự chỉ dẫn của mấy cô chú ở đây. Từ chân đảo lên đến miếu có một con đường quanh co, uốn lượn, được xây bậc tam cấp chắc chắn. Mọi người thường xin tài lộc, sức khoẻ hoặc tình duyên bằng cách khấn bái hoặc coi xăm và đừng quên xin lộc may mắn mang về nhé !

Chính vì những điểm độc đáo trong vị trí địa lý cũng như dòng lịch sử hào hùng trải dài theo năm tháng mà đảo Hòn Bà Vũng Tàu trở thành một nét đẹp tín ngưỡng dân gian đáng tự hào của người dân Vũng Tàu thu hút mọi du khách gần xa. Nếu bạn muốn tìm đến một nơi tâm linh huyến bí kết hợp với thưởng thức thiên nhiên hoang dã thì đừng bỏ qua địa điểm lý tưởng này nhé.

Tổng hợp: Tin tức Vũng Tàu

Tin tức Vũng Tàu

https://tintucvungtau.com

0 Reviews

Write a Review

Tin bài liên quan