Bảo Tàng Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

 Bảo Tàng Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Edit Content
Click on the Edit Content button to edit/add the content.

Life Style

Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập ngày 11/2/1991 theo Quyết định số 05/QĐ.VH.TT.TT của Sở Văn hoá Thông tin, Thể thao Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Danh Thắng và Bảo tàng Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo. Ngày 16/1/1992, đổi tên thành Bảo tàng Tổng hợp Bà Rịa – Vũng Tàu theo Quyết định số 25/QĐ-UB của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Từ năm 1995 đến nay là Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Quyết định 133/QĐ-UBT ngày 10/4/1995 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay được khởi công xây dựng ngày 15/9/2011 đến ngày 30/12/2015 hoàn thành, theo thiết kế của Tiến sĩ, kiến trúc sư Đỗ Anh Dũng (Việt kiều Mỹ), một trong 21 tác phẩm tại cuộc thi “Tuyển chọn đồ án xây Nhà trưng bày bảo tàng tỉnh”, năm 1996. Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu tọa lạc tại số 4 đường Trần Phú, trung tâm Bãi Trước thành phố Vũng Tàu. Với khuôn viên rộng 18.043 m2, diện tích xây dựng 3.300 m2, tòa nhà gồm 4 tầng chính và 3 tầng tháp, nhìn từ xa Nhà bảo tàng như một con tàu trắng đang vươn mình vượt sóng, hướng ra đại dương, thể hiện sức mạnh, ý chí vươn lên của một tỉnh có truyền thống văn hoá biển và thế mạnh kinh tế biển.

Tháng 7/2020, Nhà Bảo tàng khánh thành trưng bày, mở cửa đón khách tham quan. Hệ thống trưng bày thường xuyên tại Nhà Bảo tàng gồm nhiều chuyên đề với hàng ngàn tư liệu hình ảnh và hiện vật tiêu biểu phản ánh khái quát về lịch sử thiên nhiên và con người Bà Rịa – Vũng Tàu, từ thời Tiền – Sơ sử đến ngày nay.

Trong những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã lập hồ sơ công nhận xếp hạng được 49 di tích Lịch sử Văn hóa (1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia, 20 di tích cấp tỉnh); Xây dựng nhiều phòng trưng bày chuyên đề tại các khu di tích : Cổ vật Hòn Cau tại Bạch Dinh, Khu căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ Núi Dinh, Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, Địa đạo Long Phước, Trường Văn Lương; Và xây dựng nhiều phòng trưng bày truyền thống tại các xã trong tỉnh.

Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiều lần được tặng bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa Thể Thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tầng 1 : Bà Rịa – Vũng Tàu – Đất nước và con người

Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu – Đất nước và Con người” trưng bày 3 nội dung chính : Cảnh quan thiên nhiên; Tài nguyên khoáng sản ; Các cộng đồng tiêu biểu. Với 30 hình ảnh, 318 hiện vật và các tổ hợp trưng bày giới thiệu những đặc trưng về hệ sinh thái biển; Tài nguyên địa chất khoáng sản; Đời sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng người Kinh, người Ch’ro ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Quảng cáo

Tầng 1: Bà Rịa – Vũng Tàu thời Tiền sơ sử

Phần  “Bà Rịa – Vũng Tàu thời Tiền sơ sử” trưng bày 32 hình ảnh, 243 hiện vật thuộc 9 di chỉ khảo cổ học đã khai quật tại Bà Rịa -Vũng Tàu, có niên đại cách ngày nay từ hơn 3.000 – 2.400 năm; Điều đó chứng minh cách đây hàng nghìn năm, vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu đã có con người sinh sống.

Tầng 1: Bà Rịa – Vũng Tàu thời khẩn hoang mở đất, thế kỷ XVII

Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu thời khẩn hoang mở đất, thế kỷ XVII” trưng bày 3 nội dung chính : Dấu tích lịch sử thời mở đất ; Đời sống kinh tế – Tổ hợp các ngành nghề; Đời sống văn hóa cộng đồng. Thông qua 30 hình ảnh, 260 hiện vật sẽ giúp người xem hình dung rõ hơn về lịch sử của vùng đất này từ thời tiền sử, tiếp nối tiến trình khai hoang lập ấp của cư dân Bà Rịa – Vũng Tàu và đến hôm nay.

Tầng 2 : Bà Rịa -Vũng Tàu kháng chiến chống Pháp (1859 – 1954)

Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu kháng chiến chống pháp 1859 – 1954” trưng bày 200 hình ảnh,123 tài liệu và hiện vật, với 2 nội dung chính : Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 1859 – 1930; Đấu tranh chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, 1930 – 1954.

Tầng 2 : Bà Rịa-Vũng Tàu kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Mùa xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được thắng lợi. Bà Rịa – Vũng Tàu với vị trí khá đặc biệt, đã đóng góp một phần quan trọng trong thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc, ghi dấu mốc với những trận quyết chiến đã đi vào lịch sử.

Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975)” trưng bày 10 nội dung với 190 hình ảnh, 227 tài liệu hiện vật và các tổ hợp trưng bày.

  • Hiệp định Giơ – ne – Vơ, 20/7/1954
  • Ngôi trường cách mạng Văn Lương
  • Bến Lộc An và đoàn tàu không số
  • Địa đạo Long Phước
  • Địa đạo Hắc Dịch
  • Địa đạo Kim Long
  • Chiến thắng Bình Giã
  • Các trận đánh tiêu biểu
  • Giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu 30/4/1975

Tầng 3 : Bà Rịa -Vũng Tàu từ năm 1975 đến nay

Từ năm 1975 đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa lý hành chính : Các huyện thị thuộc tỉnh Đồng Nai (1975-1979), Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo (1979 – 1991). Năm 1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập. Mỗi giai đoạn có đặc điểm và dấu ấn riêng, đạt được những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay” trưng bày 3 nội dung chính:

  1. Thời kỳ từ 1975 – 1985 : Những thành tựu bước đầu về kinh tế, văn hóa, xã hội
  2. Thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay
  • Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hình ảnh những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội từ 1986 đến nay
  • Hình ảnh về An ninh quốc phòng
  1. Thành tựu kinh tế biển
  • Tổ hợp công nghiệp Dầu – Khí
  • Tổ hợp cảng nước sâu, dịch vụ hậu cần cảng
  • Tổ hợp văn hóa – Du lịch biển
  • Tổ hợp nghề biển truyền thống

Tầng 3 : Cổ vật trục vớt từ vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu

Phần “Sưu tập cổ vật trục vớt từ vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu” trưng bày 710 cổ vật chọn lọc trong hàng ngàn cổ vật được trục vớt từ vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, ngư dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản đã phát hiện nhiều xác tàu cổ dưới lòng biển. Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với các đơn vị, ngư dân, các chuyên gia khảo cổ học dưới nước tiến hành thăm dò, khai quật, trục vớt các tàu cổ ở Hòn Cau, Lộc An, Hòn Bà, Bãi Dâu, X.3… Đây là những con tàu có nguồn gốc xuất bến từ các quốc gia: Trung Hoa, Thái Lan, Pháp niên đại từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX. Kết quả trục vớt đã thu được hàng chục ngàn cổ vật đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình, có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và kinh tế.

Phần trưng bày các bộ sưu tập cổ vật trục vớt từ vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu sử dụng phương pháp trưng bày khá mới lạ làm cho người xem cảm nhận như đang đi vào phía bên trong của một con tàu cổ, chìm dưới đáy đại dương cách đây nhiều thế kỷ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển cả cũng như các cổ vật đang trưng bày tại đây, để hiểu rõ hơn về con đường giao thương quốc tế trên biển Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá khứ.

0 Reviews

Write a Review

Tin bài liên quan