Tiếp sức đến trường: Hành trình 20 năm qua những hình ảnh khó quên

 Tiếp sức đến trường: Hành trình 20 năm qua những hình ảnh khó quên

Thái Thị Ngọc Khánh, học sinh lớp 12A5 Trường THPT Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), đậu vào khoa y (lớp dự bị) Trường đại học Tây Nguyên kỳ thi năm 2003 – 2004 đã làm xúc động không chỉ với thầy cô, bạn bè mà còn gây kinh ngạc đối với hàng trăm cô bác kinh doanh buôn bán tại chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng). Năm ấy, mới 18 tuổi nhưng Khánh đã có “thâm niên” 6 năm theo cha quét rác ở đây – Ảnh: NGUYỄN TIẾN ĐẠT

20 năm đồng hành tiếp sức đến trường cho các bạn tân sinh viên, Tuổi Trẻ đã chứng kiến biết bao hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng chừng như phải gục ngã. 

Vậy mà, bằng sức mạnh của sự quyết tâm của chính người trong cuộc và sự chung tay của những tấm lòng vàng, bao thân phận đã vươn lên, vượt qua nghịch cảnh, viết tiếp ước mơ cho đời mình.

Có những bạn sinh ra khiếm khuyết cơ thể. Có những bạn sáng đến trường trưa đã vội vàng ra đồng mưu sinh. Có những bạn vừa học vừa chăm lo cho ba mẹ bệnh tật. Có những bạn thậm chí lớn lên trong sự cô độc vì thiếu tình thương của ba mẹ.

Tất cả nghịch cảnh ấy dường như đã tiếp thêm khát vọng được thoát nghèo, thoát khổ mà khởi đầu chính là bằng sự học.

Chúng ta đốt lên một đốm lửa, lửa ấy bắt được những ngọn gió từ trong lòng người đọc báo, rồi cứ vậy mà lửa cháy lên“. Chương trình Tiếp sức đến trường cứ thế đi qua hành trình 20 năm.

Quảng cáo

20 năm, hàng ngàn suất học bổng Tiếp sức đến trường được trao, hàng ngàn nhân vật được chúng tôi chia sẻ cùng độc giả. Tất cả họ là những tấm gương đẹp nhất cho ý chí vươn lên, không đầu hàng số phận.

Cùng Tuổi Trẻ Online điểm lại những câu chuyện nhân văn mà Tiếp sức đến trường cùng những tấm lòng vàng viết nên trong 20 năm qua:

Hè 1998, câu chuyện về Trần Bình Gấm giống như một câu chuyện cổ tích, cổ tích về cô bé bán khoai đậu ba trường đại học khi gia đình gần như đã kiệt quệ: cha mất, người mẹ bị nợ đuổi, hăm dọa. Gấm cũng phải dắt díu bốn em nhỏ chạy trốn và lặng lẽ vượt qua tất cả. Bảy năm trôi qua, cô bé bán khoai trở thành bác sĩ. Ngày tốt nghiệp đại học (cuối năm 2004), tay cầm tấm bằng, xúng xính trong bộ lễ phục, Gấm gầy nhưng chững chạc hơn và nét mặt rạng ngời hạnh phúc – Ảnh: HOÀI TRANG – XUÂN PHÚC

Lê Thanh Phong thi đậu hai trường ĐH Nông lâm và Cao đẳng Xây dựng số 2, TP.HCM năm 2003. Với mọi người, việc đậu đại học là chuyện đơn giản đối với Phong, nhưng cho Phong đi học thì không ai tin nổi vì hàng xóm ai không biết gia đình Phong quá nghèo. Đúng là quá nghèo nên Phong chỉ có độc nhất chiếc áo trắng lành lặn đến trường, từ khi vào cấp III Phong “chết tên” luôn để “cặp kè” với chiếc áo sơ mi ngả màu của mình. Mỗi ngày Phong thức dậy từ mờ sáng, vét chén cơm nguội nhín lại từ tối hôm trước rồi gò lưng hơn 18km tới Trường THPT Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) - Ảnh: VĂN HẢI

Lê Thanh Phong thi đậu hai trường ĐH Nông lâm và Cao đẳng Xây dựng số 2, TP.HCM năm 2003. Với mọi người, việc đậu đại học là chuyện đơn giản đối với Phong, nhưng cho Phong đi học thì không ai tin nổi vì hàng xóm ai không biết gia đình Phong quá nghèo. Đúng là quá nghèo nên Phong chỉ có độc nhất chiếc áo trắng lành lặn đến trường, từ khi vào cấp III Phong “chết tên” luôn để “cặp kè” với chiếc áo sơ mi ngả màu của mình. Mỗi ngày Phong thức dậy từ mờ sáng, vét chén cơm nguội nhín lại từ tối hôm trước rồi gò lưng hơn 18km tới Trường THPT Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) – Ảnh: VĂN HẢI

Nhà Nguyễn Công Minh có năm người, nhưng có hai người mắc bệnh tâm thần và hai ông bà già trên 80 tuổi. Minh ở ấp Bình Hòa Long, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), cựu học sinh lớp 12A7 Trường THPT Vĩnh Bình là người duy nhất khỏe mạnh, cũng là trụ cột trong căn nhà ấy, làm cho xóm “chùa hai nóc” kinh ngạc khi thi đậu Đại học Bách khoa TP.HCM ngành cơ khí với 22,5 điểm (năm 2003). Hồi còn đi học ở Trường Vĩnh Bình, một buổi Minh đi học còn một buổi đi làm mướn. Ai kêu cấy lúa, giặm lúa, xịt thuốc, rải phân hay lên liếp trồng dưa... Minh đều nhận làm. Ngày hay tin Minh đậu đại học, ông ngoại đã âm thầm kêu lái tới bán bớt một con bò (con bò mua năm trước sinh được một con) để lấy tiền cho Minh đóng học phí - Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Nhà Nguyễn Công Minh có năm người, nhưng có hai người mắc bệnh tâm thần và hai ông bà già trên 80 tuổi. Minh ở ấp Bình Hòa Long, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), cựu học sinh lớp 12A7 Trường THPT Vĩnh Bình là người duy nhất khỏe mạnh, cũng là trụ cột trong căn nhà ấy, làm cho xóm “chùa hai nóc” kinh ngạc khi thi đậu Đại học Bách khoa TP.HCM ngành cơ khí với 22,5 điểm (năm 2003). Hồi còn đi học ở Trường Vĩnh Bình, một buổi Minh đi học còn một buổi đi làm mướn. Ai kêu cấy lúa, giặm lúa, xịt thuốc, rải phân hay lên liếp trồng dưa… Minh đều nhận làm. Ngày hay tin Minh đậu đại học, ông ngoại đã âm thầm kêu lái tới bán bớt một con bò (con bò mua năm trước sinh được một con) để lấy tiền cho Minh đóng học phí – Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Nguyễn Lương Nhã, cậu học trò không cha, mẹ chỉ còn một cánh tay, đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2004 khiến ai nấy đều thán phục. Sinh ra ở Tam Phú là xã nghèo nhất ở thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam), nhà Nhã còn là nhà nghèo nhất xóm, không sống đủ với mấy vạt ruộng cằn cũng như làm thuê làm mướn cho bà con, mẹ Nhã đã quẩy gánh lên thị xã mua hàng về bán dạo cho bà con trong làng ngoài xã. Còn Nhã ngay sau khi biết tin mình đậu, cậu đã bàn với mẹ xin đi làm phụ hồ để kiếm tiền đi học - Ảnh: HUỲNH VĂN MỸ

Nguyễn Lương Nhã, cậu học trò không cha, mẹ chỉ còn một cánh tay, đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2004 khiến ai nấy đều thán phục. Sinh ra ở Tam Phú là xã nghèo nhất ở thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam), nhà Nhã còn là nhà nghèo nhất xóm, không sống đủ với mấy vạt ruộng cằn cũng như làm thuê làm mướn cho bà con, mẹ Nhã đã quẩy gánh lên thị xã mua hàng về bán dạo cho bà con trong làng ngoài xã. Còn Nhã ngay sau khi biết tin mình đậu, cậu đã bàn với mẹ xin đi làm phụ hồ để kiếm tiền đi học – Ảnh: HUỲNH VĂN MỸ

Bùi Chí Công (xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp), tân sinh viên ngành dược Trường ĐH Y dược Cần Thơ (năm 2018), ở với ông bà nội từ nhỏ, hằng ngày đi bắt ốc, hái bông súng phụ gia đình. Công bắt được 3 - 5kg/ngày, bán được 10.000 - 15.000 đồng/kg - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bùi Chí Công (xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp), tân sinh viên ngành dược Trường ĐH Y dược Cần Thơ (năm 2018), ở với ông bà nội từ nhỏ, hằng ngày đi bắt ốc, hái bông súng phụ gia đình. Công bắt được 3 – 5kg/ngày, bán được 10.000 – 15.000 đồng/kg – Ảnh: CHÍ QUỐC

Dưới mái tôn nóng hầm hập như lò nung trong quán ăn ven quốc lộ 27C đi qua xã Sơn Thái (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa), Cao Thành Tâm, tân sinh viên ngành ngôn ngữ Anh Trường ĐH Nha Trang (năm 2018), vẫn tất tả chạy bàn giữa dòng khách nườm nượp vào quán. Phía sau dáng hình gầy gò, sức vóc nhỏ bé, cậu học trò 18 tuổi người Raglai Cao Thành Tâm đang gánh trên vai bộn bề những lo toan: kiếm tiền nuôi mẹ đang chạy thận, lo cho đứa em ăn uống và số tiền học trang trải những ngày tháng vào ĐH sắp tới - Ảnh: THÁI THỊNH

Dưới mái tôn nóng hầm hập như lò nung trong quán ăn ven quốc lộ 27C đi qua xã Sơn Thái (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa), Cao Thành Tâm, tân sinh viên ngành ngôn ngữ Anh Trường ĐH Nha Trang (năm 2018), vẫn tất tả chạy bàn giữa dòng khách nườm nượp vào quán. Phía sau dáng hình gầy gò, sức vóc nhỏ bé, cậu học trò 18 tuổi người Raglai Cao Thành Tâm đang gánh trên vai bộn bề những lo toan: kiếm tiền nuôi mẹ đang chạy thận, lo cho đứa em ăn uống và số tiền học trang trải những ngày tháng vào ĐH sắp tới – Ảnh: THÁI THỊNH

Cậu học trò 3 năm sống một mình trong ngôi nhà nát đậu đại học khiến nhiều người thán phục. 12 năm liền Cơ đều là học sinh giỏi, kỳ thi THPT quốc gia 2019 bạn đạt được 23,6 điểm, đậu ngành khoa học dữ liệu Trường đại học Công nghệ thông tin TP.HCM (năm 2019). Ngôi nhà bé xíu ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp dột nát tả tơi. Đó cũng chính là mái ấm duy nhất của Cơ - nơi ấy ba năm qua chỉ một mình bạn tự lo cho bản thân và tìm nguồn vui, hy vọng vào việc học hành - Ảnh: NGỌC TÀI

Cậu học trò 3 năm sống một mình trong ngôi nhà nát đậu đại học khiến nhiều người thán phục. 12 năm liền Cơ đều là học sinh giỏi, kỳ thi THPT quốc gia 2019 bạn đạt được 23,6 điểm, đậu ngành khoa học dữ liệu Trường đại học Công nghệ thông tin TP.HCM (năm 2019). Ngôi nhà bé xíu ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp dột nát tả tơi. Đó cũng chính là mái ấm duy nhất của Cơ – nơi ấy ba năm qua chỉ một mình bạn tự lo cho bản thân và tìm nguồn vui, hy vọng vào việc học hành – Ảnh: NGỌC TÀI

Tối mai, truyền hình trực tiếp lễ trao học bổng 20 năm Tiếp sức đến trường

19h30 ngày 21-11 sẽ diễn ra lễ trao học bổng, chương trình giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 20 năm Tiếp sức đến trường và 35 năm chương trình Vì ngày mai phát triển do Thành Đoàn, báo Tuổi Trẻ và Đài truyền hình TP.HCM tổ chức.

Chương trình được diễn ra tại phim trường Đài truyền hình TP.HCM (14 Đinh Tiên Hoàng, quận 1), được phát trực tiếp trên Đài truyền hình TP.HCM – kênh HTV1 và tuoitre.vn.

Tại điểm trao lần thứ 12 này, ban tổ chức sẽ trao 138 suất học bổng cho tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh). Trong đó có 136 suất học bổng trị giá 15 triệu đồng/suất và 5 suất đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất, tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng.

Ngoài ra, chương trình còn có các tiết mục văn nghệ đặc sắc với sự góp mặt của các ca sĩ, nghệ sĩ như: Nguyễn Phi Hùng, Mỹ Oanh, Tiêu Châu Như Quỳnh, Đình Nguyên, nhóm Sunrise, vũ đoàn Phương Việt…

Xem bài gốc ở đây

Tin tức Vũng Tàu

https://tintucvungtau.com

0 Reviews

Write a Review

Tin bài liên quan