Penglipuran – Làng cổ sạch nhất thế giới

Với sự bảo tồn kỹ lưỡng của văn hóa truyền thống và môi trường xanh mướt, làng cổ Penglipuran một lần nữa khẳng định vị thế là một trong những điểm đến du lịch độc đáo và sạch nhất không chỉ ở Bali, Indonesia mà còn trên toàn thế giới.

Penglipuran không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng về vẻ đẹp tự nhiên của Indonesia.
Penglipuran không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng về vẻ đẹp tự nhiên của Indonesia.

Sở hữu vẻ đẹp yên bình và trong lành

Làng Penglipuran nằm ở dãy núi Batur, trên vùng cao nguyên xanh thăm thẳm của Kubu Pangli Regency. Tên của ngôi làng Penglipuran là sự kết hợp giữa “Pangleng” và “Pura” với ý nghĩa là bốn ngôi đền tọa lạc ở bốn hướng của la bàn.

Nằm ở độ cao hơn 600m so với mực nước biển nên thời tiết làng Penglipuran vô cùng mát mẻ. Đặc biệt, cả ngôi làng được bao quanh bởi những cánh đồng lúa xanh mướt và những khu rừng nhiệt đới khiến Penglipuran hoàn toàn tách biệt với bên ngoài, là chốn yên bình, thư giãn tuyệt vời cho những ai muốn nghỉ ngơi và thư giãn.

Từ kiến trúc đến lối sống của người dân làng Penglipuran đều phản ánh sự yên bình với nét truyền thống đặc sắc. Ngay từ cổng vào làng, con đường thẳng tắp được lát những viên gạch nhỏ xinh, dẫn dắt đến ngôi đền thờ ở phía xa. Hai bên đường, những viền cỏ xanh và hàng hoa sắc màu tạo nên một không gian rực rỡ như đang chào đón du khách.

Quảng cáo

Khi đến một ngã ba trong làng, có hai lựa chọn cho bạn là đến Karang Memadu hoặc vào khu rừng tre. Karang Memadu là nơi trước đây được sử dụng để đày ải người đàn ông theo chế độ đa thê. Theo thông tin, Penglipuran là nơi có phong tục truyền thống rất thú vị khi cực kì tôn trọng tình cảm vợ chồng thuỷ chung. Họ đặc biệt ngăn cấm nam giới có thêm thê thiếp, bởi vậy nếu một ai trong làng vướng phải điều này sẽ đều bị tách khỏi cộng đồng và mang đến sinh sống tại một vùng biệt lập có tên là Karang Memandu – nơi mà dành riêng cho những người ngoại tình, đa thê đa thiếp.

Còn đến với rừng tre, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một không gian rộng đến 45ha với nhiều đền thờ mà mọi người thường đến cầu nguyện và cúng dường.

Các ngôi nhà trong làng Penglipuran ẩn sau các bức tường với thiết kế cổng vòm truyền thống. Mỗi ngôi nhà đều có những kênh rạch nhỏ là lối thoát nước, với những cây cầu nhỏ bắc ngang để dẫn vào bên trong. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp bình yên đến lạ.

Ngoài ra, người dân nơi đây có ý thức bảo vệ môi trường rất cao, họ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và hạn chế rác thải. Nhờ vậy, Penglipuran luôn được đánh giá là một trong những ngôi làng sạch nhất không chỉ ở Bali, Indonesia mà còn trên toàn thế giới.

Nền văn hóa ấn tượng

Với vẻ đẹp cổ kính và kiến trúc đặc trưng, Penglipuran chú trọng việc duy trì các phong tục và truyền thống văn hóa. Các lễ hội và nghi lễ truyền thống như Galungan, Kuningan, Nyepi, Saraswati, và Odalan… thường xuyên được tổ chức, thu hút nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Mỗi năm 2 lần, người dân sẽ phục dựng lễ hội Galungan theo lịch riêng. Họ tin rằng trong thời gian diễn ra lễ hội, các vị thần và linh hồn người thân đã khuất cũng sẽ đến tham gia. Vì vậy, họ thường mặc trang phục truyền thống và trang sức lộng lẫy để tham gia lễ hội.

Penglipuran còn có sự hiện diện của một cộng đồng người dân tộc Batik nổi tiếng với nghệ thuật làm vải Batik, một kỹ thuật nhuộm vải truyền thống của Indonesia. Nghệ nhân sử dụng các kỹ thuật phức tạp và sáp ong nóng chảy vẽ thủ công để tạo ra các họa tiết tinh xảo, đẹp mắt trên thớ vải, trong đó có những đường nét cầu kỳ nhất chỉ rộng một mm. Vải Batik thường được sử dụng trong các trang phục truyền thống và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Ngoài ra, người dân ở Penglipuran còn tự tay sản xuất và bán các sản phẩm lưu niệm như túi xách, xà rông Bali, mũ và đồ ăn nhẹ cùng đồ uống truyền thống mang tên Loloh Cemcem. Đây là một thức uống được làm từ lá “cemcem” với hương vị tự nhiên, hơi chua và rất sảng khoái, đặc biệt chỉ có ở làng Penglipuran.

Với không gian cổ kính rêu phong, bầu không khí linh thiêng và yên bình, Penglipuran nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khi du lịch Bali. Làng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1970.

NGUYÊN THẢO

Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Tin tức Vũng Tàu

https://tintucvungtau.com

0 Reviews

Write a Review

Tin bài liên quan