Những điều đọng lại sau bầu cử Nga

 Những điều đọng lại sau bầu cử Nga

Người Nga đi bầu ở Matxcơva vào ngày 17-3 – Ảnh: REUTERS

Tổng thống Vladimir Putin đã tái đắc cử với tỉ lệ ủng hộ áp đảo so với ba ứng viên còn lại để tiếp tục tại vị đến năm 2030.

Tỉ lệ cử tri đi bầu cao

Theo Hãng thông tấn Tass của Nga, tính đến 13h50 ngày 17-3 (17h50 cùng ngày theo giờ Hà Nội), tỉ lệ cử tri đi bầu trực tiếp trên toàn quốc đã hơn 66% và đang trên đà vượt mốc kỷ lục của năm 2018. 

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết tỉ lệ này chưa gồm số cử tri bỏ phiếu điện tử từ xa – một hình thức lần đầu tiên được áp dụng tại 29 địa phương ở nước này. Trong đó, riêng thủ đô Matxcơva cử tri không cần đăng ký trước để được bỏ phiếu điện tử.

Nếu tính riêng nhóm cử tri bỏ phiếu điện tử ở 28 địa phương còn lại, theo CEC, tỉ lệ người đã bỏ phiếu/người đăng ký hơn 90% – tương đương hơn 4,2 triệu phiếu bầu. 

Đương kim Tổng thống Putin, người tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, đã bỏ phiếu điện tử ngay từ ngày đầu.

Quảng cáo

Chủ tịch CEC Ella Pamphilova cho biết hơn 1.000 quan sát viên và chuyên gia đến từ 129 nước đã đến giám sát tiến trình bầu cử tổng thống. 

Đoàn quan sát viên từ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) gồm 194 thành viên cho biết việc bỏ phiếu diễn ra êm ả, có tổ chức và không có bất kỳ sai lệch nào.

Người đứng đầu phái đoàn, Phó tổng thư ký SNG Ilkhom Nematov, thông tin đoàn đi giám sát tại 28 khu vực trên toàn Nga và nhận thấy tất cả các địa điểm đều được trang bị các phương tiện kỹ thuật và tài liệu thông tin cần thiết, theo RIA Novosti.

Việt Nam cũng có quan sát viên đến Nga dịp này, nằm trong thành phần đoàn đại biểu Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA). Đoàn đến Nga từ hôm 14-3 và trong những ngày bầu cử đã thăm nhiều điểm bỏ phiếu, thăm trụ sở của ứng viên Putin, ứng viên Kharitonov và nhiều hoạt động khác.

Trả lời Sputnik News của Nga trong ngày bỏ phiếu cuối cùng 17-3, ông Nguyễn Mạnh Tiến, phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam và trưởng đoàn quan sát viên Việt Nam, cho biết qua giám sát, ông nhận thấy một trong những nét nổi bật nhất của cuộc bầu cử là việc sử dụng rộng rãi công nghệ kiểm soát và giám sát, giúp minh bạch hóa quy trình kiểm phiếu và bảo vệ quyền lợi của cử tri một cách hiệu quả.

Tiếng bom đạn ở các khu vực sáp nhập

Ngoại trừ bán đảo Crimea, đây là lần đầu tiên người dân ở bốn vùng Kherson, Donetsk, Lugansk và Zaporizhzhia tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống Nga kể từ khi những vùng này sáp nhập vào Nga vào tháng 10-2022. Có những nơi tiếng súng, đạn pháo xen lẫn tiếng phiếu bầu rơi vào thùng phiếu.

Kiev đã tuyên bố bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào tại những khu vực này đều vô hiệu. Theo Đài CNN, Chính phủ Ukraine đã yêu cầu người dân sống ở các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng quay lưng lại với “cuộc bầu cử” của Matxcơva. Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói: “Công dân Ukraine tránh tham gia vào trò đùa này bằng mọi cách”.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, cũng như hơn 50 quốc gia thành viên, chỉ trích việc Nga tổ chức bầu cử ở các vùng lãnh thổ Ukraine. Ông Guterres nói việc Nga “cố gắng sáp nhập bất hợp pháp” các khu vực đó “không có giá trị” theo luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, theo Hãng thông tấn Tass của Nga, ngay trong ngày đầu tiên của cuộc bầu cử (15-3), cử tri tại 11 điểm bỏ phiếu ở Lugansk đã được sơ tán đến hầm trú bom để bảo đảm an toàn. 

Tại các vùng khác như Zaporizhzhia và Kherson cũng ghi nhận những vụ tập kích vào địa điểm bỏ phiếu. Ông Vladimir Rogov, quan chức do Nga chỉ định tại Zaporizhzhia, khẳng định hai máy bay không người lái (drone) của Ukraine đã tập kích một điểm bỏ phiếu ở Zaporizhzhia vào ngày 17-3. Vụ tấn công gây hỏa hoạn nhưng không có thiệt hại về người.

Hôm 16-3, phía Nga cũng cáo buộc tại Zaporizhzhia, Ukraine dùng drone thả thiết bị nổ trong khi tại Kherson là pháo kích khiến một số người bị thương. Theo Hãng tin AFP, Nga cũng tố Ukraine đã thực hiện một làn sóng tấn công bằng drone rạng sáng 17-3 vào lãnh thổ nước này, trong đó có thủ đô Matxcơva.

Người Nga tại Việt Nam đi bầu

Để đảm bảo quyền cho công dân ở nước ngoài, Nga đã mở tổng cộng 281 điểm bầu cử tại 144 nước trong đó có Việt Nam.

Ngày 17-3, nhiều người Nga tại Việt Nam đã đến các điểm bỏ phiếu tại Đại sứ quán Nga (Hà Nội), Tổng lãnh sự quán Nga tại Đà Nẵng, Tổng lãnh sự quán Nga tại TP.HCM và “làng Nga” Vietsovpetro (Vũng Tàu).

Trong buổi sáng cùng ngày, hơn 100 cử tri, trong đó có cả người Việt sở hữu hộ chiếu Nga, đã đến bỏ phiếu tại các điểm bầu cử ở Hà Nội và TP.HCM. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, các cử tri đều đánh giá công tác tổ chức bầu cử đã được thực hiện quy củ và việc bỏ phiếu diễn ra trong không khí tốt đẹp.

Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko khẳng định quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng dựa trên những thỏa thuận cấp cao và cấp cao nhất giữa hai nước trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới.

Tổng lãnh sự Nga tại TP.HCM Timur Sadykov nhấn mạnh Việt Nam là “đối tác rất thân thiết, là người bạn tốt và đã có sự hỗ trợ tuyệt vời” với nước Nga.

“Cuộc bầu cử hôm nay là một minh chứng khác cho những mối quan hệ khăng khít như vậy. Tôi tin chắc rằng trong tương lai, mối quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển cả về chính trị, thông tin liên lạc, kinh tế, văn hóa và cả sự giao lưu, trao đổi của thế hệ trẻ”, ông Sadykov nói.

Xem bài gốc ở đây

Tin tức Vũng Tàu

https://tintucvungtau.com

0 Reviews

Write a Review

Tin bài liên quan