Lịch nước rút Hòn Bà ngày 25/07/2024
MỰC NƯỚC AN TOÀN ĐỂ CÓ THỂ ĐI BỘ RA MIẾU BÀ LÀ < 2 MÉT SO VỚI ‘0’ HẢI ĐỒ
|
Xem lịch nước ròng để đi bộ ra Hòn Bà – Vũng Tàu
Hướng dẫn xem lịch:
- Chọn ngày cần xem
- Mỗi ngày, bạn sẽ có danh sách mực nước thủy triều trong vòng 24 giờ của ngày đó.
- Cột đồ thị càng dài thì mực nước càng lớn.
- Cột đồ thị càng ngắn thì mực nước càng thấp
MỰC NƯỚC AN TOÀN ĐỂ CÓ THỂ ĐI BỘ RA MIẾU BÀ LÀ < 2 MÉT SO VỚI ‘0’ HẢI ĐỒ
CÁC BẠN NÊN CÂN NHẮC KỸ ĐỂ CÓ THỂ THỰC HIỆN MỘT CHUYẾN ĐI VUI VẺ
=== o 0 o ===
Kiến thức về Thủy Triều
1. Thủy triều là gì?
Là dao động tuần hoàn gây ra do lực tạo triều. Lực tạo triều xuất hiện do tác động của các lực vũ trụ – các lực hấp dẫn giữa Trái dất, Mặt trăng và mặt trời. Những nét cơ bản của hiện tượng thủy triều được quyết định chủ yếu bởi vị trí tương hỗ của Mặt trăng và trái đất. Thành phần thủy triều là tính toán được.
Hình1: Đường biểu diễn mực nước triều tại trạm Cẩm Nhượng tháng 8/2021
2. Mực nước triều được quy định như thế nào?
Mực nước triều dự tính quy tròn tới đề xi mét (0,1m). Độ cao thủy triều được tính từ mực chuẩn “0” hải đồ. Mực chuẩn này được lấy trùng với mực nước cực tiểu triều thiên văn (cần lưu ý, số “0” hải đồ của mỗi vùng khác nhau). Mỗi trị số mực nước triều ứng với một thời điểm xuất hiện gọi là giờ xuất hiện (GXH) tính bằng giờ và phút. Đường cong biểu thị diễn biến mực nước triều theo thời gian gọi là đường quá trình mực nước triều.
3.Chu kỳ triều là gì?:
Là khoảng thời gian giữa hai lần nước lớn, hoặc hai lần nước ròng liên tiếp nhau.
4. Nước lớn (đỉnh triều) là gì?
Là mực nước cực đại trong một chu kỳ dao động thủy triều.
5. Nước ròng (chân triều) là gì?
Là mực nước cực tiểu trong một chu kỳ dao động thủy triều.
6. Triều cường là gì?
Trong một tháng vào thời kỳ sóc vọng tức là khi Mặt trời, Mặt trăng và trái đất ở vào vị trí thẳng hàng với nhau, triều lên xuống rất mạnh, có biên độ triều lớn nhất trong tháng, triều lên rất cao đồng thời cũng xuống rất thấp.
7. Chế độ triều.
Chế độ triều tại một vị trí nhất định được xác định theo chu kỳ dao động mực nước triều. Có hai loại triều cơ bản là bán nhật triều và nhật triều. Với bán nhật triều, trong một ngày có hai lần triều dâng lên và hai lần triều rút, trong khi đó, nhật triều chỉ có một lần lên và một lần xuống. Ngoài hai loại cơ bản còn có 2 loại triều hỗn hợp là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Tại khu vực có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng có có hai lần triều dâng và hai lần triều rút và một số ngày chỉ có một lần triều lên hoặc một lần triều rút. Khu vực có chế độ nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng là nhật triều và một số ít ngày là bán nhật triều.
8. ‘0’ hải đồ (‘0’ độ sâu) được hiểu như thế nào?
Là mặt phẳng chuẩn quy ước được chọn làm gốc để đo độ sâu của biển, mặt này là một mặt phẳng nằm ngang, được quy định cho từng vùng biển sử dụng số “0” này và thường được chọn là mực nước thấp nhất có thể có theo điều kiện thiên văn (nước ròng thấp nhất) tại vùng này.