Đại biểu: Tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

 Đại biểu: Tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?
https://cdn1.tuoitre.vn/thumb_w/1200/471584752817336320/2024/11/11/z6020126225695311c28ab4efb41663b9f13887722e2b3-1731291648723649080689-21-0-1271-2000-crop-17312916968681676168123.jpg

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn – Ảnh: GIA HÂN

Sáng nay (11-11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng là ‘tư lệnh’ ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV.

Với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội tập trung chất vấn việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động.

Công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối.

Công tác hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19 và thiên tai.

Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.

Quảng cáo

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tham gia “chia lửa” với bà Hồng.

Ngày mai, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ trả lời chất vấn

Phát biểu mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8 tập trung vào ba nhóm lĩnh vực là ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”.

Đại biểu: Tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng? - Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn – Ảnh: GIA HÂN

Sau phần trả lời chất vấn của 3 “tư lệnh” ngành, theo ông Mẫn, vào chiều mai (12-11), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Ông Mẫn cũng thông tin cuối kỳ họp, Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chất vấn.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, có 76 đại biểu đăng ký chất vấn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.

Đại biểu: Việc bình ổn thị trường vàng như thế nào, tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng là người được chất vấn đầu tiên. Phát biểu mở đầu phiên chất vấn, bà Hồng cho biết kể từ kỳ hợp thứ 3, kinh tế thế giới biến động, khó lường; đại dịch COVID-19 được kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp.

Những khó khăn kinh tế trong nước, nhất là khó khăn trên thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đặt ra những khó khăn, thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những nỗ lực và đạt được kết quả tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng. Dù vậy không tránh khỏi những hạn chế. Do vậy Thống đốc Ngân hàng sẽ trả lời chất vấn của đại biểu.

Trong đợt chất vấn đầu, đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) hỏi Thống đốc về giải pháp đưa ra thời gian qua và đánh giá của Thống đốc Ngân hàng về kết quả thực hiện các giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng theo chỉ đạo của Thủ tướng?

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết vừa qua việc bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được người dân đồng tình. Tuy nhiên ngân hàng chỉ bán ra mà không mua vào nên người dân có nhu cầu không biết bán ở đâu. Nguyên nhân do đâu?

Đại biểu: Tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng? - Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Ảnh: GIA HÂN

Ông Hòa cũng hỏi tại sao chỉ triển khai bán vàng ở TP.HCM và Hà Nội mà không bán nhiều nơi cho dân được mua?

Đại biểu cũng hỏi hiện nay lượng kiều hối về Việt Nam rất nhiều, người dân gửi vào ngân hàng lại phải chịu lãi suất 0 đồng, trong khi Ngân hàng Nhà nước đi vay nước ngoài phải trả lãi, vậy sao không vay trả lãi cho dân, nguyên nhân từ đâu?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng

Về quản lý và bình ổn thị trường vàng mà đại biểu Lưu Văn Đức đưa ra, Thống đốc cho hay thị trường vàng biến động, từ năm 2021 giá vàng thế giới tăng cao. Thực tế Ngân hàng Nhà nước chưa can thiệp trong thời gian này. Nhưng sau đó đến tháng 6-2024, giá vàng tiếp tục tăng ở mức rất cao. Trước khi can thiệp giá vàng từ 2.300-2.400 USD/ounce, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao nên Chỉnh phủ đã chỉ đạo quyết liệt về việc giảm chênh lệch. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đấu thầu và can thiệp 9 phiên đấu thầu.

Song do giá vàng thế giới lập đỉnh khá cao, nên để thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới, Ngân hàng Nhà nước đã dùng biện pháp bán trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại. Phương án này giúp chênh lệch giá vàng giảm từ 15-18 triệu đồng/lượng, giờ chỉ còn 3-4 triệu đồng/lượng.

Đại biểu: Tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng? - Ảnh 4.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn – Ảnh: GIA HÂN

Theo Thống đốc, do nước ta không sản xuất vàng nên việc can thiệp còn phụ thuộc nhập khẩu vàng quốc tế và do diễn biến khó lường nên Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát thị trường thế giới để có chính sách ổn định thị trường vàng.

Trả lời câu hỏi về việc Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua, bà Hồng giải thích Ngân hàng Nhà nước cung vàng do nhu cầu gia tăng, chưa đặt vấn đề mua lại, mà tập trung thực hiện giải pháp tăng cung vàng.

Thống đốc lý giải tại sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng

Hiện đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 đơn vị kinh doanh mua bán vàng, vẫn diễn ra hoạt động mua bán bình thường. Việc doanh nghiệp không mua vàng cá nhân có thể vì một vài lý do như cân đối tiền.

Nhu cầu mua bán vàng chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM và thành phố lớn, bà Hồng cho hay Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.

Việc doanh nghiệp và tổ chức tín dụng xem xét đánh giá nhu cầu tỉnh thành và mở điểm mua bán vàng miếng. Qua tổng hợp nhu cầu mua bán chủ yếu là Hà Nội, TP.HCM và thành phố lớn còn các tỉnh thành khác không có tình trạng xếp hàng mua bán vàng miếng.

Cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trả lời câu hỏi của đại biểu Ma Thị Thúy về chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão Yagi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay trên cơ sở khảo sát hai tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề là Hải Phòng và Quảng Ninh, cho thấy khách hàng chịu ảnh hưởng với dự nợ là 12.000 tỉ đồng; cũng như đánh giá mức độ thiệt hại dư nợ và người dân đã vay tại 26 tỉnh thành phố, số dư nợ tín dụng là 190.000 tỉ đồng.

Từ đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giải pháp tháo gỡ khó khăn như cơ cấu khoản nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Với khách hàng vay vốn chịu tác động cơn bão, Ngân hàng Nhà nước đang quá trình hoàn thiện bước cuối cùng ban hành thông tư mới để cơ cấu lại khoản nợ và giữ nguyên nhóm nợ; xem xét miễn giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân, thực hiện an sinh xã hội với tổng giá trị là 40 tỉ đồng.

Cùng đó, có 35 tổ chức tín dụng công bố với giá trị 195.000 tỉ đồng để cho vay ưu đãi hơn. Tính đến 31-10, cho vay mới ưu đãi 27.000 tỉ đồng và hạ lãi suất cho khoản vay hiện hữu với dư nợ 82.000 tỉ đồng; hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân lĩnh vực nông nghiệp nông thôn…

Có lập sàn giao dịch vàng không?

Đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho biết xu hướng lãi suất của các nước lớn trên thế giới giảm và đồng tiền mạnh có xu hướng gia tăng gây áp lực lên tỉ giá của VND, áp lực lên giá cả các mặt hàng nhập khẩu, tăng giá thành.

Đại biểu: Tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng? - Ảnh 5.

Đại biểu Trần Anh Tuấn – Ảnh: GIA HÂN

Từ đó, ông đề nghị Thống đốc cho biết giải pháp ổn định thị trường ngoại hối, đặc biệt tỉ giá và giải pháp tiếp tục giảm lãi suất để doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn tín dụng để có thể thực hiện việc mua nhà ở xã hội.

Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) nêu qua nghiên cứu cho thấy so với thị trường bất động sản Trung Quốc, dư nợ thị trường bất động sản Việt Nam mới chiếm tỉ lệ 20%, Trung Quốc có thời điểm cao hơn là 30%. Như vậy vẫn còn dư địa cho vay bất động sản ở Việt Nam. Ông đề nghị cho biết quan điểm của Thống đốc về vấn đề này thế nào?

Thêm vào đó, ông Khánh hỏi trên thế giới có nhiều nước phát triển cho thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng, mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Ông hỏi về quan điểm và có kế hoạch gì đề xuất với Thủ tướng thành lập sàn này?

Đại biểu: Tại sao Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng? - Ảnh 6.

Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) -Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) hỏi với các chính sách tăng cường kích cầu, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp nào trong các lĩnh vực để kiểm soát gia tăng rủi ro hệ thống từ các biện pháp kích thích tăng kinh tế ngắn hạn và xử lý các nguy cơ bong bóng trong bất động sản, tài chính?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Áp lãi suất 0% để tránh đầu cơ, găm giữ và đô la hóa nền kinh tế

Về lý do áp lãi suất 0% với đồng đô la Mỹ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trước đây thị trưởng ngoại hối, tỉ giá của Việt Nam trải qua những biến động, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp quan trọng về kiên định điều hành theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ ổn định giá trị Việt Nam đồng.

Cùng với đó có những chính sách kết hợp chính sách lãi suất và tỉ giá để sao cho việc nắm giữ Việt Nam đồng hấp dẫn và có lợi hơn.

Theo đó lãi suất đô la Mỹ đưa về 0% và thực hiện các giải pháp để ổn định tỉ giá, ban hành các thông tư hạn chế doanh nghiệp mua trước khi có nhu cầu về ngoại tệ.

Đặc biệt Ngân hàng Nhà nước điều hành tỉ giá trên cơ sở tỉ giá trung tâm, hàng ngày có biến động lên xuống, giúp giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và giảm tình trạng đô la hóa nền kinh tế.

Theo đó doanh nghiệp và người dân có đô la bán cho tổ chức tín dụng để bán lại cho Ngân hàng Nhà nước. Vì thế dự trữ ngoại hối Nhà nước mới gia tăng có lúc lên đến hàng tram tỉ đô la Mỹ (cuối 2015 chỉ có khoảng 30 tỉ đô la Mỹ).

“Chúng tôi thấy đây là giải pháp chính sách rất hiệu quả và rất tốt, có hiệu quả cho ổn định kinh tế vĩ mô. Còn bây giờ tăng lãi suất gửi ngoại tệ lên có nghĩa người nắm giữ ngoại tệ vừa được hưởng lợi về những biến động tỉ giá, còn được lãi suất tiền gửi có thể gây tâm lý chuyển dịch từ VNĐ sang ngoại tệ, gây rủi ro trở lại”.

Không có quy định cấm ngân hàng cho vay bất động sản

Trả lời câu hỏi của đại biểu Anh Tuấn, Thống đốc cho hay diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế biến động rất phức tạp. Trước mặt bằng lãi suất tăng lên nhưng hiện nay FED, một số ngân hàng Trung ương trên thế giới đang ở chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ và một số ngân hàng trung ương giảm lãi suất.

Đồng tiền như USD cũng biến động phức tạp, có thời gian giảm rất mạnh nhưng trong quý 3 lại tăng lên và hiện đang biến động rất cao. Đây là những diễn biến tác động rất mạnh với thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước. Nên việc ổn định thị trường ngoại hối, tỉ giá trong nước là câu chuyện rất khó khăn bởi phụ thuộc vào cung cầu thực, tức là những cung – cầu nhu cầu ngoại tệ chi ra cho nền kinh tế và nguồn thu có được.

Tuy nhiên, theo Thống đốc thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn còn tình trạng đô la hóa thì còn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, kỳ vọng rất nhiều. Khi tâm lý kỳ vọng thì các tổ chức có ngoại tệ không bán hay chưa cần ngoại tệ lại ra mua. Đây là thách thức với điều hành.

Về quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, bà Hồng nói bám sát mục tiêu theo luật định là góp phần kiểm soát lạm phát từ đó góp phần ổn định VND và điều hành tỉ giá vàng ngoại hối theo hướng phù hợp với diễn biến linh hoạt của thị trường với biên độ +-5%.

“Chúng tôi theo theo sát diễn biến, trong trường hợp tỉ giá có biến động quá lớn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ kịp thời can thiệp, bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho người dân. Đồng thời, cũng sẽ chú trọng công tác truyền thông để doanh nghiệp, người dân hiểu rõ chính sách”, bà Hồng nêu rõ.

Về việc giảm lãi suất, bà Hồng nói cũng rất khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu giảm lãi suất nhưng nếu giảm lãi suất quá thì tác động làm tăng tỉ giá, có thể gây ra câu chuyện tạo tâm lý, thậm chí tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài nếu tỉ giá không được ổn định.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Khánh, cho biết dư nợ tín dụng đối với bất động sản tại Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 20-21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Như đại biểu có nêu, tại Trung Quốc, dư địa tí lệ này khoảng 30% thì như vậy Việt Nam còn dư địa hay không.

Theo thống đốc, việc các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào lĩnh vực nào và tỉ lệ là bao nhiêu là tùy thuộc vào quyết định của tổ chức tín dụng đó. Trên cơ sở phụ thuộc vào nguồn vốn mà tổ chức tín dụng huy động.

Với mỗi một ngân hàng, theo Thống đốc, huy động của người dân để cho vay, mỗi ngân hàng huy động kỳ hạn khác nhau. Có ngân hàng huy động được nhiều vốn dài hạn, nhưng cũng có tổ chức tín dụng huy động được vốn ngắn hạn. Do đó, khi cấp tín dụng bất động sản là tín dụng trung, dài hạn thì các ngân hàng phải cân đối.

“Toàn hệ thống Việt Nam có thể nói rằng huy động chủ yếu là ngắn hạn. 80% là vốn ngán hạn cho nên khả năng cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn. Việc này, để người dân rút tiền vẫn đảm bảo sẵn sàng khả năng chi trả. Nên khó có thể nói dư địa mà mỗi tổ chức tín dụng phải an toàn và cả hệ thống phải an toàn”, Thống đốc nhấn mạnh.

Thống đốc nêu rõ Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhiều tổ chức tín dụng thời gian qua cũng đã có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Vì sao chưa thành lập sàn giao dịch vàng ở Việt Nam?

Về câu hỏi thành lập sàn vàng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết ở một số nước trên thế giới có thành lập sàn vàng như Trung Quốc có một sàn vàng rất lớn ở Thượng Hải. Đây là một trong những sàn vàng lớn thứ nhất, thứ nhì trên giới. Tuy nhiên, trong khu vực hiện cũng còn có một số quốc gia không thành lập sàn vàng.

Việc thành lập sàn cũng sẽ có một số điểm tích cực như các giao dịch sẽ được minh bạch, nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn. Nhưng đi kèm với đó, để thành lập được sàn cũng đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và Việt Nam không phải quốc gia sản xuất vàng như Trung Quốc là nước sản xuất vàng rất lớn.

Cho nên, vàng để giao dịch giữa các chủ thể trong thị trường cũng phải nhập từ quốc tế.

Để thành lập sàn đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước kết hợp với các Bộ ngành đánh giá kỹ lưỡng các tác động, tham mưu đề xuất với Chính phủ ở một thời điểm phù hợp.

Giải pháp giải quyết việc nợ xấu tăng cao

Đại biểu Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) đặt vấn đề hiện nay vấn đề nợ xấu tăng cao được đề cập trong báo cáo Chính phủ. Thống đốc Ngân hàng đánh giá thế nào về tình hình nợ xấu, và giải pháp giải quyết vấn đề này. Nếu không giảm nợ xấu, việc điều hành chính sách tiền tệ có khó khăn gì?

Đại biểu Phúc Bình Niê Kdăm (Đắk Lắk) hỏi về giải pháp quản lý hoạt động ngoại hối, kinh doanh ngoại hối không phép, lừa đảo, giả mạo trên không gian mạng hiện nay?

Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) nêu mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đặt ra là 7-7,5%/năm, mục tiêu này có ảnh hưởng gì đến việc điều hành chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ phối hợp chính sách tài khóa ra sao để đạt mục tiêu nói trên?

Nợ xấu đang có xu hướng gia tăng

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Hồng Nguyên về tình hình nợ xấu, Thống đốc cho hay nợ xấu có xu hướng gia tăng. Cuối tháng 9-2024 tỉ lệ nợ xấu nội bảng là 4,55%, tương tự gần bằng mức cuối 2023, tăng 2% so với 2022.

Lý do là từ 2020 đến nay, dịch COVID-19 tác đông nghiêm trọng mọi mặt kinh tế xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn khiến cho việc trở nợ ngân hàng gặp khó khăn.

Để kiểm soát nợ xấu, tổ chức tín dụng khi cho vay thẩm định đánh giá kỹ lưỡng khả năng trả nợ của khách hàng với khoản vay mới; nợ xấu hiện hữu tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ và phát mại tài sản nợ xấu; NHNN có khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của VAMC và công ty mua bán nợ…

Trường hợp nợ xấu tăng cao, Thống đốc cho biết các tổ chức tín dụng nỗ lực nhiều giải pháp phấn đấu tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay, với nguồn lực tự cân đối là từ 50.000 – 60.000 tỉ đồng…

Về vấn đề quản lý các sàn giao dịch sàn giao dịch ngoại hối, đặc biệt là sàn Forex, Thống đốc cho hay quy định quản lý ngoại hối là chỉ có tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh ngoại hối. Khi doanh nghiệp và người dân cần ngoại tệ thì giao dịch với các tổ chức tín dụng và hiện NHNN chưa cấp phép cho sàn giao dịch nào.

“Nếu người dân thực hiện giao dịch ở các sàn này có nguy cơ bị lừa đảo” – bà Hồng nói thực trạng này đòi hỏi cơ quan quản lý tăng cường phát hiện tổ chức, cá nhân thành lập sàn.

Xem bài gốc ở đây

Tin tức Vũng Tàu

https://tintucvungtau.com

0 Reviews

Write a Review

Tin bài liên quan